Workshop là gì? Đối tượng tham gia Workshop là ai?

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng đã từng tham gia một đến buổi giao lưu, trao đổi kiến thức từ các diễn giả về các vấn đề trong cuộc sống, từ xã hội đến chuyên ngành. Tham gia những hoạt động đấy, chắc hẳn các bạn đã được nghe đến Workshop là gì, có khi nào bạn đặt câu hỏi Workshop là gì? đối tượng nên tham gia Workshop là những ai chưa? Không để các bạn thắc mắc nhiều, bài viết này sẽ giải đáp và cung cấp cho bạn đọc nội dung cơ bản về Workshop.

1. Workshop là gì?

Tại Việt Nam hiện chưa có một đưa ra được định nghĩa trong tiếng Việt cho Workshop, vậy nên chỉ biết đây là một thuật ngữ dùng để nói về hoạt động của một hoặc một chuỗi hoạt động liên quan đến việc có diễn giả trao đổi với những học viên về chủ đề nào đấy. Theo đó, trong buổi trao đổi, những công việc chính được thực hiện sẽ là cung cấp về kiến thức, kỹ năng, phương pháp cho người tham gia thấy được giá trị của vấn đề mình đang quan tâm và tìm hiểu mong muốn buổi trao đổi đưa đến.

Với một mục đích khá rõ ràng, vậy nên dựa vào từng chủ đề, bên phía tổ chức Workshop sẽ liên kết với các diễn giả, là khách mời phù hợp nhất để tham gia trao đổi, đưa thông tin và giải đáp thắc mắc cho người tham gia. Thời gian tổ chức một buổi Workshop sẽ kéo dài trong khoảng từ 2-4 đồng hồ, có chủ đề chỉ cần một buổi, cũng có chủ đề sẽ kéo dài thành từng số. Mỗi buổi Workshop, thường sẽ tổ chức với hai hoạt động chính: đầu tiên là thời gian dành cho diễn giả chia sẻ về câu chuyện, ý kiến của mình về vấn đề đang được nhắc đến với người nghe và thứ hai là thời gian dành cho thảo luận (khi này người tham gia sẽ đặt câu hỏi, con diễn giả giải đáp).

Mỗi buổi Workshop tổ chức, sẽ không bị giới hạn về thành viên đăng ký. Có chủ đề chỉ có vài người tham gia, nhưng cũng có chủ đề thu hút được hàng trăm người đăng ký. Thực tế, muốn thu hút được người tham dự, tìm hiểu thông tin và đăng ký tham gia Workshop, thì vai trò của đơn vị tổ chức vô cùng quan trọng.

Theo đó, trước khi bắt đầu tổ chức Workshop, ban tổ chức cần phải tập trung chuẩn bị tốt về nội dung, cách thức thực hiện và không gian tổ chức. Để tổ chức Workshop, không gian thích hợp thường không bị bó buộc, nên có thể là một vị trí kiến cũng có thể mở nhưng nó cần được đảm bảo rộng, tạo sự thoải mái đề trong buổi trao đổi các thành viên có không gian thoải mái cho việc trao đổi, tổ chức hoạt động tập thể…

Các buổi Workshop, hiện nay được các nước trên thế giới tổ chức khá nhiều và với các chủ đề đa dạng. Vậy nên, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp nó ở rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau: giáo dục, đời sống, tâm lý, văn hóa giải trí, công nghệ thông tin, ý tế… thường các buổi Workshop sẽ được tổ chức ngay khi các vấn trong cuộc sống từ chuyên ngành đến đời sống, có xuất hiện một vấn đề nổi cộm. Những đơn vị liên quan, sẽ ngay lập tức tổ chức một buổi trao đổi giữa chuyên gai có liên quan về vấn đề này với người quan tâm, để cùng bàn bạc, đưa ra suy nghĩ và cảm nhận về vấn đề đấy.

Tại Việt Nam, hiện nay các buổi Workshop được tổ chức chưa nhiều và phổ biến, số lượng người biết đến cũng không lớn. Nếu có hoạt động Workshop được tổ chức, thường sẽ là do một tổ chức phi chính phủ nào đấy, tổ chức các hoạt động liên quan đến vấn đề định hướng tương lai, kỹ năng và thành phần tham dự là các bạn trẻ còn đang trong độ tuổi của sinh viên. Còn hoạt động Workshop do doanh nghiệp tổ chức khá ít, đây là một điều quá đáng tiếc mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa biết cách tận dụng để quảng bá thương hiệu.

Thực tế, nếu biết khai thác mục đích, ý nghĩa thực sự của Workshop, thì đây là phương pháp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện chiến dịch Marketing vô cùng hiệu quả, bởi đây là cách mà doanh nghiệp có thể tiếp cận và đến với khách hàng gần nhất. Bởi khi tổ chức Workshop, bên cạnh các hoạt động chính của nó, thì nhà tổ chức cũng có thể lồng ghép việc giới thiệu về sản phẩm, kiến thức chuyên ngành cần thiết liên quan đến ngành nghề lĩnh vực của công ty với người nghe là khách hàng tiềm năng. Tiếp đến, ban tổ chức cũng đưa đến người nghe các giải pháp, cách thức thực hiện đầy uy tín và thuyết phục của công ty. Với hình thức này, doanh nghiệp của bạn sẽ tạo được sự tin tưởng, tò mò và thôi thúc họ dùng thử sản phẩm của công ty nhanh hơn.

2. Đối tượng tham dự Workshop

Vì chủ đề và lĩnh vực của Workshop khá là đa dạng và phong phú, nên đối tượng tham gia nó cũng không hạn chế. Tuy nhiên, có hai đối tượng cần tham gia chính là: Sinh viên và người thực sự khao khát bứt phá trong công việc.

a, Sinh viên

Sinh viên là đối tượng đầu tiên cần tìm đến tham gia các buổi Workshop, trao đổi về công việc và kỹ năng khi ra trường và bắt đầu xin việc đi làm. Có một thực tế, đi học và đi làm có rất nhiều điều trái ngược, khác nhau. Chính vì thế, nếu như không phải một người bản lĩnh, có đủ kỹ năng mềm, kiến thức và thích nghi với sự thay đổi đột ngột về môi trường làm việc, giao tiếp thì không một bạn sinh viên mới ra trường nào cũng có thể thành công luôn với công việc của mình.

Bên cạnh đó, có rất nhiều câu chuyện và người đi học chỉ để chống đối với gia đình, với người đời là mình cũng có kiến thức và bằng cấp mà không hề có một chút đam mê, cảm hứng nào với công việc mà mình đang theo học. Vì thế, các bạn có một tâm lý chán nản, mất phương hướng và không biết tương lai sẽ ra sao?

Để tự tin hơn trước khi bước ra khỏi mái trường, các bạn hãy tham dự Workshop. Khi tham gia Workshop, ngoài việc các bạn được các diễn giả chia sẻ về câu chuyện làm sao họ thành công như hiện tại? những khó khăn họ đã trải qua và bản thân cần phải nỗ lực vươn lên thế nào? thì họ cũng sẽ chỉ ra bạn cách tìm lại niềm đam mê trong công việc. Cũng như kỹ năng cần thiết, đối với một sinh viên mới ra trường cần có là gì.

Ngoài ra, những buổi Workshop cũng là cơ hội tốt để bạn có thể hoàn thiện cho mình kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết phục và tự tin trước đám đông. Với lợi ích tuyệt vời như thế, nên hiện nay Workshop không còn xa lạ trong giới sinh viên và với những bạn thực sự có ý thức với cuộc sống, tương lai của mình thì các bạn ấy luôn biết cách tận dụng Workshop để nâng cao sự hiểu biết của mình với công việc và cuộc sống.

b, Người thực sự khao khát bứt phá trong công việc

Với những con người thực sự khao khát bứt phá trong công việc, họ sẽ rất thích thú và cảm thấy thu hút với các buổi Workshop. Bởi trong đó, ngoài việc họ được chia sẻ, được cung cấp thêm kiến thức chuyên ngành thì họ cũng có thể chia sẻ cảm nghĩ, quan điểm của mình về kiến thức đấy với chuyên gia, diễn giả để nhận được lời giải đáp hiệu quả nhất cho công việc.

Với Workshop, mục đích tổ chức luôn rất rõ ràng, thành phần tham dự họ không có giới hạn nhưng mà người tham dự cảm nhận được thông tin ở mức độ nào? việc áp dụng lượng kiến thức đấy vào thực tiễn công việc ra sao là ở mỗi người. Tuy nhiên, nếu như bạn là một người mong muốn có sự tiến bộ, bứt phá trong công việc thì đừng bao giờ thờ ơ với một buổi chia sẻ liên quan đến lĩnh vực mà mình đang theo đuổi các bạn nhé.

Kiến thức đến với chúng ta từ rất nhiều nguồn, nhưng có một nguồn nhanh nhất là việc lắng nghe chia sẻ, cảm nhận, thẩm thấu và đi theo hướng hiệu quả của riêng mình là cách đưa bạn đến thành công. Vì vậy, Workshop là phương pháp tốt để bạn làm được điều đó.

Với những gì chúng tôi vừa chỉ ra, các bạn đã hiểu Workshop là gì chưa? dù bạn là ai, bạn thực sự giỏi đến đâu thì cũng hãy nên một lần tham dự Workshop. Nếu bạn đang là một chủ của doanh nghiệp, bạn đang muốn tìm cách đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, thì hãy tìm hiểu về Workshop và thực hiện nó nhé, chắc chắn bạn sẽ thu được những lợi ích đầy bất ngờ.

henning-showkeir.com

Workshop là gì? Đối tượng tham gia Workshop là ai?
Rate this post

Reply