Module là gì? Lý do cần chia nhỏ Module khi tạo web
Module là gì? nó có mặt trong những lĩnh vực và tại sao cần phải chia nhỏ Module khi tạo web? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trên trong bài viết sau. Với những kiến thức cơ bản nhất bài viết đưa ra, hi vọng sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn rõ nét về Module.
1. Module là gì?
Module là thuật ngữ, được sử dụng trong chuyên ngành thế kế web. Module dùng để chỉ rõ về một chuyên mục ở trong web và được chia thành nhiều thành phần, có trách nhiệm bổ trợ nhiệm vụ cho nhau và cùng thực hiện chúng một chức năng.
Thực tế, để tại nên một web hoàn chỉnh, sẽ do nhiều Module tập hợp lại. Module phổ biến ở trên web bao gồm: Module logo, Module menu, Module tìm kiếm, Module button… đối với các web ở các lĩnh vực khá như bán hàng, bất động sản, spa… thì sẽ có những Module chuyên biệt phục vụ cho mục đích sử dụng web đó.
Module không chỉ có mặt trong web, nó còn có mặt ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Mục đích chính của nó là chia nhỏ các công việc cho từng bộ phận, cũng thực hiện nhiệm vụ chung là tạo nên sự gắn kết và hiệu quả cho lĩnh vực đấy. Cũng tương tự như trong web, của các lĩnh vực thương mại điện tử khác cũng sẽ có Module.
2. Các dạng Module
Thực tế thì chúng ta bắt gặp thuật ngữ Module sẽ không chỉ có trong web, mà trong rất nhiều lĩnh vực khác và nó có một đặc điểm chung là chỉ lĩnh vực đấy ra nhiều thành phần để cùng thực hiện những nhiệm vụ chung nhất. Trong đó, chúng ta sẽ nhìn thấy thuật ngữ này xuất hiện trong: tin học, thiết kế web, trong phương pháp giảng dạy, kiến trúc-xây dựng và điện tử.
a, Module trong tin học
Trong tin học, Module thành phần có trách nhiệm, giữ một vai trò và nhiệm vụ cụ thể trong một phần mềm, một máy tính và cũng có thể là một hệ thống cụ thể.
Nói về Module ở trong chương trình của máy tính, thì đây chính là một đơn vị hoặc là một đoạn được tạo nên và có khả năng sẽ tự thực hiện chức năng của mình riêng. Ở chương trình tích hợp, thì bạn có sử dụng Module thực hiện chức năng xử lý văn bản giống một chương trình độc lập và riêng biệt.
Không chỉ trong chương trình máy tính, Module tin học được thiết lập trong một hệ thống cụ thể cũng vậy. Việc Module được chia nhỏ thành các Module khác nhau, giúp cho hệ thống rõ ràng, xử lý công việc nếu gặp sự cố dễ hơn, dễ mở và phát triển hơn.
b, Module trong thiết kế web
Module web, bạn có thể hiểu cơ bản nó với một chức năng là giúp người lập trình khi tạo thành, cúng có thể “tháo rời” và một web sẽ có nhiều Module khác nhau, thực hiện một chức năng riêng để tạo thành một web hoàn chỉnh.
Một website thông thường có các module cơ bản:
Module tìm kiếm: Module tìm kiếm, có nhiệm vụ giúp cho người dùng có thể truy cập web để tìm kiếm thông tin nhanh nhất. Thiết kế riêng biệt của Module tìm kiếm bao gồm có: phần tìm kiếm nhanh, phần tìm kiếm nâng cao.
Module logo: Module logo có nhiệm vụ cho người sử dụng web có thể đăng tin của công ty hoặc thông tin khác dễ dàng. Trong đó, tin tức thường chia thành nhiều nhóm tin, với mỗi nhóm tin lại có thể tiếp tục được chia thành nhiều bài viết. Việc chia nhỏ ra như vậy, giúp cho người quản trị web có thể quản trị thuận lợi. Trong Module logo thì mọi tin đều được chứa ở các thẻ meta, từ h1 đến h6, việc này giúp cho quá trình Seo tăng thứ hạng tìm kiếm.
Module menu: Module menu là một hệ thống, điều hướng giúp người dùng khi truy cập vào web sẽ đi đến được các nhóm tin và nội dung tin. Thiết kế của Module menu
Module map: Module map có nhiệm vụ giúp cho khách hàng khi sử dụng có thể tìm được ra đường đi ở trên bản đồ, điều đấy giúp cho web thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách hàng.
Module slideshow: Module slideshow, có nhiệm vụ là trình diễn các hiệu ứng ảnh. Thường thì dạng Module này sẽ được lập trình chạy trên cả các thiết bị của điện thoại di động như: android, ios, windows phone.
c, Module trong phương pháp giảng dạy
Module trong phương pháp giảng dạy, bạn có thể hiệu đây là một đơn vị, hay là một chương trình dạy học được áp dụng tương đối độc lập và có cấu trúc đặc biệt với nhiệm vụ chính là phục vụ cho người hoc. Trong đó, nội dung của Module dạy học sẽ có chứa cả mục tiêu dạy học, nội dung, phương pháp dạy và hệ thống công cụ đánh giá về kết quả mà người dùng lĩnh hội. Những yếu tố này được gắn bó chặt chẽ với nhau, trở thành một thể hoàn chỉnh.
d, Module trong kiến trúc-xây dựng
Trong kiến trúc-xây dựng, Module chính là đơn vị đo có quy ước dùng cho việc đo kích thước ở bộ phận của kết cấu (khu vực cấu kiện), kiến trúc (là những chi tiết kiến trúc) với nhau, có nhiệm vụ để các bộ phận trên có thể trao đổi và phối hợp cùng nhau, giúp cho có thể được sử dụng lặp đi lại liên tục, càng nhiều càng tốt trong thực tế sử dụng.
Điều hợp kích thước, chính là tức nghiên cứu để chọn lựa ra những loạt kích thước điển hình, có hạn chế trong xây dựng để theo mục đích thống nhất hóa và giúp cho hạn chế một số về kiểu kích thước.
e, Module trong lĩnh vực điện tử
Module trong lĩnh vực điện tử chính là việc tập hợp của nhiều linh kiện như: transistor; tụ điện; đi ot; cuộn cảm. Những linh kiện này, khi gắn kết lại trên một bo mạch, sẽ cùng thực hiện một chức năng nhất định.
3. Lý do chia nhỏ module
Thực tế, qua những gì chúng tôi đưa ra về các lĩnh vực của Module, các bạn đều thấy nó được chia nhỏ để cùng thực hiện nhiệm vụ của mình đúng không? Đã khi nào bạn đặt câu hỏi lý do là gì? dưới đây là phân tích cụ thể việc chia nhỏ Module trong web, cho các bạn dễ hiểu hơn.
a, Quản lý web dễ dàng hơn
Việc chia nhỏ Module, giúp cho việc chúng ta có giải quyết các vấn đề dễ dàng hơn khi gặp phải một vấn đề gì đấy và trong web thì việc này vô cùng cần thiết. Bởi, để có thể thiết kế cho web một chức năng bất kỳ thì không phải dễ dàng mà nó đòi hỏi người lập trình phải trải qua một công đoạn vô cùng phức tạp.
Vì vậy, nếu như chúng ta không chia nhỏ nó thành nhiều Module, thì khi xử lý công việc, bạn sẽ không biết mình nên bắt đầu từ đâu và khi nào thì kết thúc. Bên cạnh đấy, nếu như bạn không chia nhỏ nhiều Module, thì trong quá trình làm việc bạn dễ dàng bỏ sót đi một số chức năng có tính chất quan trọng.
Có một thực tế, chắc chắn những người làm thiết kế sẽ phải công nhận với tác giả, đó là khi hoàn thành web, sau một thời gian sử dụng thì không tránh khỏi việc có lúc phải chỉnh sửa, thêm thắt chức năng hoặc là xóa bỏ để nó phù hợp với định hướng của công ty. Khi làm việc này, chắc chắn là bạn không thể chỉnh sửa hay là cập nhật lại toàn bộ web. Theo đó, bạn chỉ cần vào những Module đã được chia nhỏ trước đấy, tìm vào đúng Module cần thiết để chỉnh sửa là xong. Khi này, web của bạn vẫn có thể hoạt động bình thường mà không bị tạm ngừng chút nào.
Nói chúng thì chia nhỏ Module, giống như việc “chia để trị”, giúp cho quá trình quản lý web thuận lợi và tốt hơn.
b, Phân chia công việc hiệu quả hơn
Việc thiết kế lên một web, từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thiện thì không phải chỉ dựa vào một người là có thể làm được mà cần đến sự góp sức của nhóm. Theo đó, việc chia nhỏ Module, giúp các thành viên trong nhóm biết công việc của mình chính xác phải làm là gì? phạm vị như thế nào, mức độ ra sao và tránh được việc trùng hợp công việc, chịu trách nhiệm chồng chéo với nhau.
Ngoài ra, việc chia nhỏ Module cũng giúp cho người quản lý có thể giám sát, đưa ra kết quả để đánh giá dễ dàng và chính xác hơn nhiệm vụ, công việc của mỗi người. Khi nhìn vào tình trạng của Module đã hoàn thiện, người quản lý sẽ biết được ai làm tốt, ai chưa đạt yêu cầu mà web đưa ra.
Có thể nói, việc chia nhỏ Module là vô cùng cần thiết cho công việc của người thiết kế, cũng như giúp cho web hoạt động tốt hơn.
Với nội dung trong bài viết, các bạn đã hiểu Module là gì rồi chứ ạ? Hi vọng, đó thông tin hay và giúp các bạn làm tốt công việc của mình trong mọi lĩnh vực. Các bạn nhớ nhé, làm nhỏ từng việc một sẽ tạo nên việc lớn hơn là ôm đồm việc lớn mà mung lung không biết mình cần phải làm gì, bắt đầu từ đâu.