Kỹ năng thuyết trình là gì? Những yêu cầu có trong kỹ năng thuyết trình
Trong cuộc sống của chúng ta, ở bất cứ lĩnh vực nào cũng cần phải có thuyết trình và đó là một kỹ năng mà dù là bạn là ai thì đều phải rèn luyện. Vậy kỹ năng thuyết trình là gì? Những yếu tố cần có trong kỹ năng thuyết trình là gì? Hãy tham khảo nội dung dưới đây, để hiểu và biết về kỹ năng ngày nhé các bạn.
Contents
1. Kỹ năng thuyết trình là gì?
Khi nhắc tới những kỹ năng mềm giúp chúng có được thành công, không thể không nhắc đến kỹ năng thuyết trình. Trong đó, kỹ năng thuyết trình chính là cách các bạn chuẩn bị tốt nội dung về một vấn đề và trình bày cho người khác nghe hiểu vấn đề, một cách đầy đủ và khoa học nhất. Với một bài thuyết trình hoàn hảo, cách diễn đạt dễ hiểu, dễ nhớ cũng chính là cơ sở giúp bạn sẽ có được những thành công vươn xa hơn bản thân mong đợi.
Do đó, dù bạn là ai, bạn làm gì thì cũng nên rèn luyện kỹ năng này. Bởi trong cuộc sống của bạn, chắc chắn sẽ có thời điểm bạn cần phải trình bày (thuyết trình) về một chủ đề, vấn đề nào đấy trước người khác, những người đó có thể là một người – một nhóm người hoặc là rất rất nhiều người. Vì thế, đây là một kỹ năng có vai trò quan trọng, giúp cho bản thân mỗi người tự tin hơn trong giao tiếp và trình bày.
Ngoài ra, khi nói đến kỹ năng thuyết trình thì chúng ta cũng cần phải biết rằng, kỹ năng này có được phải trải qua quá trình chuẩn bị, có sự phản xạ liên tục cũng như luyện tập thường xuyên thì mới hình thành được. Vì thế, không phải ai cũng sẽ có kỹ năng thuyết trình tốt ngay từ đầu.
Để có một bài thuyết trình hay, cũng như kỹ năng thuyết trình của bản thân ngày một tốt hơn, các bạn cần ghi nhớ một số điểm sau:
- Xác định đối tượng mình sẽ thuyết trình, điểm này giúp các bạn biết được mình sẽ dùng lời văn như thế nào khi thuyết trình cho họ hiểu vấn đề tốt nhất, phù hợp nhất. Xác định được đối tượng thì bạn cũng sẽ biết mục đích bài thuyết trình cần đưa ra thế nào, từ nhu cầu, các mối quan hệ, những quan điểm,… Từ đó mới giúp kỹ năng nói của bạn tốt lên.
- Chuẩn bị thông tin cho bài thuyết trình, có nghĩa là sẽ chuẩn bị nội dung, đưa ra các giới hạn của vấn đề và xác định những tình huống trong quá trình thuyết trình của mình có thể xảy ra.
- Thường xuyên luyện thuyết trình trước gương, ghi âm lại lời thuyết trình của mình để điều chỉnh ngữ điệu, âm điệu,…
Các bạn đã hiểu được kỹ năng thuyết trình là gì rồi chứ ạ? Tiếp đến các bạn hãy với nội dung của bài viết để nắm rõ những yêu cần có trong kỹ năng thuyết trình, mà bất cứ một ai cũng phải biết, phải rèn luyện để kỹ năng mềm này tốt lên, hoàn thiện hơn.
2. Những yêu cầu có trong kỹ năng thuyết trình
Để có thể giúp cho kỹ năng thuyết trình của mình trở nên hoàn thiện hơn, thì bạn cần phải ghi nhớ những yêu cầu sau đây. Đây là yêu cầu bắt buộc, cũng là yếu tố giúp cho kỹ năng thuyết trình của một người thành công hơn, các bạn đừng bỏ qua.
Sự tự tin
Sự thật việc đứng trước đám đông, thuyết trình về một vấn đề không phải là ai cũng có thể làm được, muốn làm điều này thì trước tiên các bạn cần phải có sự tự tin. Sự tự tin ở đây là biết bỏ đi cái run sợ của bản thân, cảm giác ngại ngần trước bao ánh nhìn của mọi người để trình bày ý kiến của mình về một đề tài.
Hãy luôn có phong thái tự tin, nếu bạn tự tin thì giúp lấy được thiện cảm của người nghe ngay từ cái nhìn đầu tiên, bạn sẽ thu hút họ luôn chú ý đến mình và từ đó lời bạn nói họ rất quan tâm, ghi nhớ. Nếu như các bạn không tự tin, là đã làm mất điểm trước người khác và lúc này dù bài thuyết trình của bạn có hay thế nào? Có truyền cảm ra sao và bạn có cố gắng giải thích cho họ một cách dễ nghe, dễ hiểu mất cũng không được.
Muốn có được phong thái tự tin, bạn hãy thường xuyên tự mình đứng trước gương và thuyết trình. Hãy theo dõi cách nói của mình, khẩu hình miệng và biểu cảm của bản thân trên gương để xem điểm nào chưa được thì điều chỉnh hoặc là thuyết trình luôn trước mắt mọi người, bạn bè thân thiết để người ta nghe rồi góp ý cho mình. Sau đó hãy thường xuyên theo dõi những video của các diễn giả, xem cách họ thuyết trình để học hỏi thêm. Cuối cùng là cần chịu khó chủ động làm quen, cởi mở hơn với mọi người xung quanh cũng như tham gia nhiều hoạt động tập thể, để giúp khả năng phản xạ trong mọi tình huống ở đám đông của bạn được tốt lên.
Mở rộng vốn từ cùng cách diễn đạt
Điều thứ hai các bạn cần hoàn thiện chính là mở rộng vốn từ, cùng cách diễn đạt của bản thân. Các bạn lưu ý nhé, nói cũng như là các bạn viết thì ngôn ngữ rất quan trọng. Nếu như ngôn ngữ của bạn đơn điệu, thiếu sự phong phú cũng như tính linh hoạt thì dù bài thuyết trình của bạn có mới lạ đến mức nào? Có tính đột phá ra sao cũng khó lôi cuốn được người nghe.
Vậy nhưng, khi bạn hiểu rõ vấn đề và có lời diễn đạt đơn giản nhưng mà dễ hiểu, cũng như biết sử dụng những từ “nóng” để làm vấn đề trở nên quan trọng hơn sẽ lại lôi cuốn người nghe rất tốt. Do đó hãy bổ sung thêm cho mình vốn từ bằng cách đọc thêm nhiều sách,báo, truyện nhiều – thường xuyên. Hoạt Khi bạn đọc nhiều, bạn sẽ biết nhiều từ ngữ hơn và biết cách dùng từ phong phú hơn.
Chưa dừng ở đó các bạn đọc sách báo nhiều, sẽ giúp cho kiến thức về xã hội của bạn sâu rộng hơn. Nhờ vào yếu tố này các bạn có thể dễ dàng đưa vào bài thuyết trình của mình những dẫn chứng cụ thể, giúp người nghe có được sự liên tưởng cụ thể và từ đó cho thấy bài thuyết trình của bạn có tính thuyết phục hơn.
Có ngữ điệu hay và kiểm soát nét mặt tốt
Trong một bài thuyết trình chẳng bao giờ nó chỉ gói gọn ở trong vài câu nói, trong một thời gian ngắn các bạn mà luôn lâu hơn như thế. Do đó làm sao để người nghe lắng nghe mình nói hết, kéo họ chú ý đến bạn và không thấy chán hay bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài là một việc cực kỳ quan trọng.
Để thuyết trình và lôi kéo người khác nghe theo mình thì ngữ điệu là yếu tố hàng đầu các bạn phải chú ý đến nhé, với những câu nhấn nhá, với một giọng nói truyền cảm và ngắt nghỉ lên xuống theo mỗi nội dung chính là cách bạn kéo người nghe chú ý đến bạn rồi đó. Hãy rèn luyện cách này mỗi ngày, bằng việc tự thuyết trình trước gương và ghi âm lại rồi nghe. Hay tham gia, theo dõi những cuộc thi hùng biện, lời phát biểu của người nổi tiếng để học hỏi.
Ngoài ra, bạn cũng phải kiểm soát được nét mặt của mình nữa các bạn nhé. Bởi nếu như cứ giữ mãi một nét mặt thẳng tuột, chẳng có tí thiện cảm nào trong quá tình thuyết thì chả ai muốn nhìn vào bạn, muốn nghe bạn nói. Hay đơn giản hơn, rõ là vấn đề bạn đang nói rất buồn, nhưng bạn lại thể hiện một nét mặt tươi tắn và nụ cười tươi thì quá “lố”, người nghe sẽ đánh giá về bạn. Vì thế bạn cần phải rèn luyện cách kiểm soát nét mặt của mình thật tốt, bằng việc đứng trước gương và nói.
Trình bày một cách khoa học
Một bài thuyết trình cứ nếu muốn hay thì đừng bao giờ xây dựng theo mô tip liền mạch, kéo dài và đứng lên bạn cứ nói rồi nói như đang đọc văn. Bạn nên chia bài của mình ra thành những phần nhỏ, có đặt vấn đề, có giải đáp và kết luận. Nhớ rằng trước khi bắt đầu việc thuyết trình, chả ai giải thích, đưa ra luôn dẫn chứng cả bởi như thế chả ai hiểu được vấn đề của bạn đang nói, mà người ta sẽ đưa ra câu hỏi để người nghe hiểu được chủ đề mình đang chuẩn bị nghe, bàn luận là gì.
Nếu bài của bạn có nhiều vấn đề cần nói, cần giải thích hãy chia nhỏ ra và thuyết trình đến đâu, xong đến đó. Tránh tình trạng cuốn vào nhau, sẽ làm cho bài của bạn rối và thiếu tính khoa học.
Hãy giao lưu với người nghe
Một yếu tố nữa mà các bạn cần thực hiện được trong bài thuyết trình của mình, chính là có thể giao lưu với mọi người đang lắng nghe bạn nói. Với kỹ năng này, sẽ giúp cho buổi thuyết trình của bạn trở nên thoải mái, cuốn hút hơn và bạn cũng không bị bí từ, phụ thuộc vào tờ giấy quá nhiều.
Nhớ đặt cho người nghe nhiều câu hỏi, rồi cùng họ tương tác câu hỏi đó và chốt cho họ câu trả lời. Hãy tương tác với khán giả, để họ thấy bạn có sự dễ thương, cũng như gần gũi hơn. Đối với thuyết trình không phải là bạn tự nói một mình và người ta chỉ nghe, mà thuyết trình thành công chính là tương tác qua lại của đôi bên.
3. Kết luận
Trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người, ai cũng sẽ phải thuyết trình dù ít hay nhiều. Vì thế hiểu về kỹ năng thuyết trình, chuẩn bị cho mình kiến thức thuyết trình và tự hoàn thiện bản thân sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống, giao tiếp và công việc. Vậy nên, hãy tham khảo bài viết và làm tốt hơn nữa nhé các bạn.