Stress là gì? nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị stress như thế nào?
Stress là gì? nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị stress như thế nào? Thông tin trong bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.
Contents
1. Stress là gì?
Stress là trạng thái của bản thân cảm thấy mệt mỏi, bất lực khi cơ thể đối diện trước một áp lực, yêu cầu tiêu cực gây cảm giác khó chịu cả về thể chất và tinh thần.
Stress ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, công việc của con người. Nếu bị Stress lâu, có thể dẫn đến các bệnh như: tâm thần, trầm cảm.
2. Nguyên nhân dẫn đến Stress
Nguyên nhân dẫn đến Stress rất nhiều, nó thể hiện trong chính cuộc sống hàng ngày, những sinh hoạt của mỗi người. Trong đó, có 4 nguyên cơ bản thường dẫn đến Stress gồm: môi trường bên ngoài, những căng thẳng từ xã hội và gia đình, các vấn đề về thể chất, suy nghĩ của các bạn.
a) Môi trường bên ngoài
Những yếu tố thời tiết, giao thông, sự ô nhiễm môi trường, tiếng ồn chính là những tác nhân môi trường bên ngoài khiến cho bạn bị Stress.
Ví dụ: Khi bạn sống ở môi trường thường xuyên bị ô nhiễm, mùi hôi thối nồng nặc khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Những cảm xúc đó, bị dồn nét mà không thể giải tỏa sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi và đó chính là lúc bạn đang bị Stress.
b) Những căng thẳng từ xã hội và gia đình
Căng thẳng từ xã hội và gia đình, điều đó được thể hiện chính trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Trong đó, bạn bị Stress từ công việc, bạn mệt mỏi vì những áp lực mà công việc đem lại, các mối quan hệ trong công ty. Cuộc sống gia đình, áp lực cơm áo, gạo tiền, gia đình không hạnh phúc… cũng là nguyên nhân khiến bạn có thể bị Stress.
Ví dụ: Trong cuộc sống gia đình, vì áp lực bị gia đình bắt lấy chồng, bạn thường xuyên phải chịu những lời cay nghiệt khi chưa có người yêu, bị đem ra so sánh với những người bạn đã có gia đình cùng chăng lứa,… những vấn đề đó khiến bạn cảm thấy căng thẳng, bạn không muốn về nhà và suy nghĩ rất nhiều. Khi bạn có những biểu hiện như vậy là bạn đã đang bị Stress.
c) Các vấn đề về thể chất
Các vấn đề về thể chất như: khi cơ thể bạn ốm đau, trạng thái cơ thể thay đổi, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, thiếu ngủ… cũng là nguyên nhân khiến bạn bị Stress.
Ví dụ: Khi bạn bị ốm, bạn đã sử dụng rất nhiều loại thuốc, đã chữa trị bằng nhiều phương pháp nhưng bạn mãi chưa khỏi và sức khỏe dần yếu đi. Khi đó, trong bạn sẽ xuất hiện nhiều suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy chán nản, mệt mỏi và muốn buông xuôi. Những lúc như vậy, là bạn đã đang bị Stress.
d) Suy nghĩ của bạn
Stress cũng sẽ đến từ chính những suy nghĩ của bạn, nó thể hiện qua việc bạn thường suy nghĩ quá nhiều, luôn vẽ ra trước viễn cảnh có thể xảy ra khi bạn định làm một việc gì đó và bạn cảm thấy lo sợ. Những lúc như vậy chính là bạn đã tự đem lại cho mình Stress, đây là nguyên nhân thường khiến con người ta Stress nặng hơn khi chưa tìm ra được hướng giải quyết.
Ví dụ: Khi bạn chuẩn bị tốt nghiệp Đại học, bạn sẽ đặt ra những câu hỏi về tương lai, công việc… những điều đó khiến bạn phải suy nghĩ rất nhiều và trong bạn hình thành tâm trạng buồn, chán, làm việc không hiệu quả. Khi đó, chính là lúc bạn đang bị Stress.
3. Biểu hiện của Stress
Biểu hiện của Stress rất nhiều nó thể hiện trong chính cảm xúc và hành vi, dưới đây là một số biểu hiện cơ bản bạn có thể nhận ra để xem bản thân mình có đang bị Stress hay không bạn nhé.
a) Stress trong cảm xúc
Khi bạn bị Stress, bạn thường xuyên đối diện với cảm giác khó chịu, luôn cảm thấy lo lắng và căng thẳng, cảm giác chán nản, thờ ơ với mọi việc xung quanh, cảm giác buồn bã kéo dài và cảm thấy giá trị bản thân đang bị coi thường.
b) Stress trong hành vi
Khi bạn bị Stress, bạn sẽ có những biểu hiện về hành vi khi thường xuyên nổi cáu, bực bội và nóng tính hơn bình thường, những sinh hoạt thường ngày bị xáo trộn và hay bị chịu cảnh mất ngủ. Bên cạnh đó, bạn cũng hay quên, quyết định mọi việc vội vã vàng hấp tấp, tình trạng đau đầu xuất hiện…
4. 5 biểu hiện Stress thường gặp nhất
Khi bạn bị Stress, 5 biểu hiện thường gặp nhất là: mất ngủ, đầu óc trống rỗng, dễ xúc động, không thể tập trung, mệt mỏi.
Trong đó:
Mất ngủ: khi bị Stress, bạn sẽ thường xuyên phải đối diện với tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc và gặp những cơn ác mộng trong giấc mơ của mình. Cũng có những ngày, bạn sẽ chỉ nằm trằn trọc và thức trắng đêm để suy nghĩ nhiều vấn đề mà không thể tìm ra câu trả lời. Nếu bạn thường xuyên để bản thân rơi vào tình trạng mất ngủ, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến bản thân suy nhược nặng.
Đầu óc trống rỗng: khi bị Stress, đầu óc bạn sẽ không muốn suy nghĩ quá nhiều, bạn luôn cảm thấy trống rỗng trước mọi chuyện và hình thành trạng thái suy nghĩ mặc kệ sự đời. Biểu hiện này, thường sẽ đem lại cho bạn nhiều tiêu cực, bởi vậy hãy luôn suy nghĩ tích cực mọi việc.
Dễ xúc động: bạn thường dễ xúc động khi gặp những câu chuyện buồn trong cuộc sống, hoặc một suy nghĩ buồn. Những lúc như vậy, bạn có thể khóc mà không hiểu vì sao mình lại khóc, bạn cảm thấy đồng cảm với những câu chuyện bạn chứng kiến.
Không thể tập trung: khi bạn bị Stress, làm việc hay giao tiếp bạn thường không tập trung. Tâm trí, đầu óc bạn dường như không để ý đến những vấn đề hiện tại, bạn thường ngồi thẫn thờ mà không làm việc. Những lần như vậy, bạn thường không đảm bảo công việc và làm mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.
Mệt mỏi: Stress khiến bạn cảm thấy mệt mỏi cả thể chất lẫn tâm hồn, bạn không muốn làm gì, nghĩ gì. Mỗi lần như vậy, mọi thứ trong bạn vô cùng tồi tệ, nếu cứ kéo dài sẽ khiến cho những hoạt động trong cuộc sống của bạn bị xáo trộn.
Trong chúng ta, ai cũng có những lúc bị Stress. Bởi vậy, khi cảm thấy bản thân đang phải trải qua những biểu hiện cảm xúc và hành vi khác thường với hàng ngày, hãy để ý đến công việc hiện tại và cuộc sống của mình để biết mình có đang bị Stress hay không. Nếu bạn bị, hãy mau chóng tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề, tránh để quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.
5. Điều trị Stress
Stress đến với mỗi người thường rất tình cờ, nó khiến cho chúng ta cảm thấy cuộc sống thật tồi tệ và nhiều gam màu tăm tối.Để giải quyết tình trạng đó, bạn hãy thực hiện những biện pháp sau để cuộc sống của bạn cảm thấy ý nghĩa hơn.
a) Sinh hoạt, nghỉ ngơi đúng khoa học
Để giải quyết vấn đề Stress của bản thân, bạn cần thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi đúng khoa học. Thay vì cố gắng làm quá nhiều, bạn hãy lên cho mình một thời khóa biểu sinh hoạt mỗi ngày. Hãy nghỉ ngơi và thư giãn, ăn ngủ điều độ khi đó bạn sẽ thấy cuộc sống của mình vô cùng ý nghĩa, làm việc hiệu quả hơn và không gặp phải những Stress không đáng có hay giải quyết mọi chuyện rất nhanh.
b) Ăn uống khoa học, đủ chất
Chế độ ăn uống của bạn cần đúng khoa học, ăn đúng bữa và đầy đủ chất. Việc bạn thực hiện như vậy, sẽ giúp cho cơ thể bạn được cung cấp đầy đủ năng lượng và làm việc hiệu quả. Khi đủ năng lượng làm việc, bạn dễ dàng giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống,
c) Hãy cười thật nhiều và luôn vui vẻ
Điều chỉnh cảm xúc của bản thân chính là yếu tố quan trọng giúp bạn hạn chế bị Stress, bởi vậy hãy luôn vui vẻ, thoải mái. Bạn hãy thường xuyên tâm sự với những người thân, bạn bè khi gặp những chuyện buồn hay căng thẳng.
Những lúc bạn làm như vậy, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nhận được sự đồng cảm, nó khiến bạn có thể cười, vui vẻ và yêu đời hơn.
d) Học cách chấp nhận sự thật
Nguyên nhân dẫn đến Stress rất nhiều, nó có thể là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nhưng, khi bạn hiểu được lý do mình mắc phải vấn đề đó là gì? Thay vì cứ phải đặt ra những câu hỏi tại sao? Hãy nói với bản thân mình là chấp nhận sự thật đó.
Khi chấp nhận sự thật, là bạn đã đủ tự tin để vượt qua chính vấn đề của bản thân. Từ đó, bạn sẽ tìm ra được hướng đi, cách giải quyết hợp lý nhất.
e) Thường xuyên luyện tập thể thao
Khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng bạn hãy luyện tập thể thao. Khi bạn luyện tập, với việc toàn thân bạn vận động sẽ giúp đánh tan mọi căng thẳng, những buồn bực khó chịu được giải tỏa, cơ thể cảm thấy thanh thoát dễ chịu hơn.
Bởi vậy, thay vì cứ ngồi một chỗ suy nghĩ thì hãy chọn cho mình môn thể thao yêu thích nhất, tham gia vào nó bạn sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa hơn, quên đi những khó khăn hiện tại và rất tốt cho sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về Stress, hi vọng qua bài viết bạn đọc đã hiểu được Stress là gì? từ đó hãy luôn quan tâm đến bản thân, tránh để bản thân bị Stress quá lâu.