Kỹ thuật bóng chuyền cơ bản nhất từ A đến Z

Bóng chuyền là một môn thể thao rất được yêu thích và nó được đưa vào thi đấu chuyên nghiệp thường xuyên. Các giải đấu bóng chuyền lớn nhỏ đều thu hút rất nhiều người quan tâm. Để trở thành một vận động viên bóng chuyền người ta không chỉ cần có kỹ thuật bóng chuyền tốt mà còn cần có cả sự đam mê, yêu mến môn thể thao này. Bài viết dưới đây sẽ bàn về kỹ thuật chơi bóng chuyền cơ bản dành cho người mói học.

Lịch sử môn bóng chuyền

Mỹ là quốc gia đầu tiên công nhận và sáng lập ra môn bóng chuyền. Bộ môn thể thao này ban đầu không nhận được sự ưu ái của người chơi như bóng rổ hay cầu lông. Thế nhưng trải qua một thời gian ở Mỹ, môn thể thao này đã trở nên phổ biến và hấp dẫn nhờ các luật lệ đề ra. Đến năm 1900, quốc thứ hai thừa nhận bóng chuyền là một bộ môn thể thao đó chính là Canada. Khi này bóng chuyền bắt đầu lan rộng và truyền tai nhau nhanh hơn, người tham giam theo dõi bóng chuyền cũng tăng lến.

Tới năm 1916, ở Philipines các kỹ năng chơi bóng chuyền được nâng cao hơn. Cụ thể là kỹ năng chuyền và đập bóng được chú trọng. Điều này chúng tỏ bóng chuyền đã có sức ảnh hưởng không nhỏ.

Ấn tượng hơn nữa là 16.000 quả bóng chuyền đã được sản xuất vào năm 1919. Số lượng khổng lồ này được sử dụng để phát cho quân đội Mỹ làm môn thể thao luyện tập hàng ngày và phân phối cho các quốc gia tại Thế chiến  thứ nhất khi họ tham gia vào Khối Hiệp ước. Đây chính là giai đoạn nhảy vọt của sự phát triển đối với môn thể thao thú vị này.

Luật bóng chuyền ngày càng được hoàn thiện theo thời gian, mỗi giai đoạn có một sự bổ sung, điều chỉnh cho hợp lý. Và đến năm 1920 thì luật 3 chạm đã được công bố. Luật này yêu cầu bạn phải đưa bóng trở lại sân đối phương trong tối đa ba lần chạm bóng từ các vận động viên.

Năm 1924 đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của bóng chuyền khi mà nó được ra mắt tại thế vận hội Olympic. Cho dù đó chỉ là môn thể thao trình diễn của Hoa Kỳ nhưng đã đánh dấu bước đi quan trọng để bóng chuyền đi xa hơn, sâu hơn vào cuộc sống của con người.

Năm 1947, tổ chức đại diện cho bóng chuyền đầu tiên được thành lập với tên gọi Liên đoàn bóng chuyền Quốc tế, viết tắt là FIVB. Cơ quan này có mọi quyền hành từ việc quản lý, đưa ra những yêu cầu đối với bóng chuyền và tổ chức giải đấu.

Giải vô địch bóng chuyền nam đầu tiên được tổ chức vào năm 1949 và giải dành cho nữ vào năm 1952.

Giải bóng chuyền đặc biệt được tổ chức vào năm 1957 đã chính thức đưa môn thể thao này thành môn chính thức tại các kỳ Olympic. Và tại thế vận hội năm 1964 tổ chức ở Nhật Bản, bóng chuyền đã chính thức được thi đấu như một môn thể thao chính của thế vận hội này.

Cho đến nay, bóng chuyền đã trở thành một bộ môn chính thức được sử dụng trong nhiều giải thể thao mang tầm cỡ khu vực, quốc tế. Các luật bóng chuyền cũng chặt chẽ hơn đảm bảo tính công bằng. Kỹ thuật chơi bóng chuyền cho cả nam và nữ hoàn thiện, nâng cao hơn.

Kỹ thuật bóng chuyền cơ bản từ A đến Z

Đói với người chơi bóng chuyền, họ không chỉ phải nắm bắt được rõ ràng các quy định trong luật mà còn phải có kỹ thuật bóng chuyền tốt. Đó là kỹ thuật đập bóng, phát bóng, chắn bóng ,…Chỉ có như vậy mưới giúp trận đấu diễn ra đúng theo yêu cầu của Liên đoàn Bóng chuyền quốc tế.

Kỹ thuật phát bóng

Muốn giành được quyền phát bóng thì phụ thuộc vào việc trọng tài sẽ phân xử bằng cách tung đồng xu. Nếu bạn là người phát bóng thì cần phải đứng ra khỏi vạch giới hạn cuối sân. Ném bóng lên cao, đập thật mạnh để đưa bóng sang phần sân của đối thủ. Lưu ý rằng bạn phải biết các điều chỉnh lực cổ tay sao cho vừa đủ để bóng sang phần trong sân đối phương và tiếp đất mạnh khiến đối phương không thể chống đỡ.

Nếu như bóng rơi trong sân hoặc chạm tay các vận động viên khác rồi rơi tại sân của họ thì bạn đã ghi điểm. Nếu bạn phát bóng ra ngoài sân hay bóng vẫn ở phần sân mình thì cú phát đó hỏng và bạn đã tặng điểm cho đối phương. Sẽ có các kỹ thuật giao bóng như là ; giao bóng thấp, giao bóng cao, giao banh xoáy,…Mỗi kỹ thuật đều mang đến những lợi thế và hạn chế riêng, tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà bạn ứng dụng chúng cho linh hoạt.

Chuyền 2

Kỹ thuật chuyền 2 là một trong những kỹ thuật cơ bản và không phải dễ. bạn cần tập trung vào luyện tập trong một thời gian dài mới có thể thành thục. Người chạm bóng lần thứ hai trong lượt bóng trước khi đưa sang đội của đối phương, kỹ thuật họ làm được gọi là chuyền 2. Nhiệm vụ của người chuyền 2 đó là điều chỉnh bóng như thế nào cho đồng đội dễ dàng dứt điểm bóng bằng cú đập khiến cho đối phương không thể đỡ bóng và nhờ đó ăn điểm. Vị trí của chuyền 2 sẽ ngang hàng với những người phòng ngự ở phía trên và đây là người quyết định xem ai là người đập bóng.

Chuyền 2 có thể ứng dụng ngay kỹ thuật búng bóng hoặc đỡ bóng để tạo đường chuyền sang cho đồng đội, Người nhận được bóng từ chuyền 2 sẽ có nhiệm vụ dứt điểm lượt bóng của đội mình. Trong trường hợp nhận bóng thấp thì chuyền 2 sẽ đỡ bóng, còn khi búng bóng ứng dụng trong trường hợp nhận bóng cao. Ở vị trí bóng quá gần lưới thì chuyền 2 phải khống chế bóng trên không trung, họ cũng có thể đưa bóng về phía trước mặt hoặc sau đầu.

Trong nhiều trường hợp, nếu cảm thấy có cơ hội thì chuyền 2 hoàn toàn có quyền tự đạp bóng sang sần đối phương mà không cần đưa bóng cho đồng đội. Kỹ thuật này đòi hỏi chuyền 2 phải nắm rõ cả kỹ thuật đập bóng và có sức khỏe tốt. Thực tế, rất nhiều điểm được ghi trong lịch sử bóng chuyền từ tay chuyền 2.

Kỹ thuật đập bóng

Kỹ thuật này có lẽ là khó nhất trong số các kỹ thuạt bóng chuyền đã đề cập tới. Thường thì người đập bóng sẽ là người chạm bóng lần thứ 3, cũng là lần cuối cùng trước khi đưa bóng sang sân đối phương theo luật 3 chạm đã được đề ra. Mục đích người đập bóng phải làm được đó là đưa bóng đi thẳng xuống nền sân trong của đối phương, tạo lực mạnh để đối phương không thể nào chống đỡ được. Để thực hiện được nhiệm vụ này họ cần có những bước nhảy đà, tiếp cận bóng, nhảy và đập bóng.

Để có lực đập bóng tốt nhất thì người chuyền 3 ( có thể là chuyền 2) phải có cú nhảy thích hợp, cánh tay dùng để đập bóng phải ở độ cao tối đa so với đầu, tiếp xúc banh ở vị trí cao nhất. Người đập bóng phải dùng sức của toàn bộ cánh tay đập xuống bóng, cổ tay gập lại để định hướng bóng bay thẳng xuống sân đối thủ. Cơ thể khi này phải gập lại để dồn sức cũng như điều chỉnh hướng của quả bóng.

Kỹ thuật chắn bóng

Kỹ thuật chắn bóng vô cùng quan trọng bởi nó giúp bảo vệ cho đội tuyển mình không bị ghi bàn. Hàng tuyển thủ chắn bóng thường đứng ở vị trí gần lưới nhất. nhiệm vụ của người chắn bóng là ngăn cản không cho bóng sang sân của mình, đẩy bóng ngược lại sân của đối thủ. Nếu như bạn làm thành công những việc đó thì không những bảo vệ được sân nhà mà còn giúp đội tuyển của mình ghi điểm.

Vị trí của những người chắn bóng rất quan trọng và nguy hiểm vì phải đối mặt với cụ đập bóng mãnh liệt từ đội đối phương. Chính vì thế ngoài sức khỏe, sự can đảm thì chắn bóng còn là người có sự tinh ý, nhay nhạy trong việc đoán hướng đi của bóng, dò xét thái độ và ý đồ của người đập bóng, phát bóng từ phía đối thủ.

Khi chắn bóng chúng ta phải đoán được hướng bóng, độ cao của bóng và đưa tay ở mức vừa đủ, cổ tay giữ vững nhưng vẫn linh thoạt để tấn công ngược lại đối phương. Sức cổ tay vô cùng quan trọng vì nó quyết định tới pha chắn bóng có thành công hay không, hướng bóng đi có đúng ý định của bạn hay không.

Kỹ thuật cứu bóng

Trong kỹ thuật bóng chuyền cơ bản nhất thì kỹ thuật cứu bóng cũng giữ vvai trò quan trọng. Chúng ta sử dụng đế kỹ thuật cứu bóng khi mà bóng gần như đã chạm đất. Do cú phát, cú đập của đối phương mạnh khiến cho việc chắn bóng thất bại. Lúc này việc cứu bóng cần diễn ra nhanh chóng để tiếp tục đường chuyền phản pháo.

Người cứu bóng sử dụng toàn bộ cánh tay để đỡ bóng, khi này cánh tay và ngón tay khép lại để đỡ bóng đưa lên cao cho đồng đội. Trong quá trình cứu bóng vận động viên phải chấp nhận việc bay người, ngã người ra sân bởi lúc này bóng đã ở vị trí rất thấp. Cơ thể vươn dài hết cỡ có thể mới kịp tiếp xúc với bóng trước khi nó chạm đất.

Lưu ý an toàn khi chơi bóng chuyền

Cũng giống như bóng đá hay các bộ môn thể thao khác, việc chơi bóng chuyền hoàn toàn có nguy cơ gây ra những tổn thương, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Chơi bóng chuyền đem lai nhiều lợi ích đối với sức khỏe, làm cho tinh thần sảng khoái, nâng cao sự gắn kết với bạn bè, đồng đội nhưng chứa đựng không ít nguy hiểm. Để tránh hậu quả không tốt chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trang phục phải đúng quy định, Bộ đồ chơi bóng chuyền thường là áo phông cộc tay, quần ngắn. Sự gọn gàng trong trang phục giúp bạn di chuyển, bật nhảy dễ hơn và không vướng mắc để vấp ngã. Đầu tóc gọn gàng.
  • Đi giày đúng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng. Đôi giày là phương tiện bảo vệ đôi chân của các vận động viên vì thế cần chọn giày đúng kích cơ, êm ái, bền và chất liệu tốt không làm nóng chân, dị ứng da chân.
  • Khởi động kỹ càng trước khi vào trận đấu để đánh thức các cơ và làm trơn khớp xương. Việc làm này có tác dụng giúp bạn tránh được những tổn thương cơ, trật khớp, chuột rút.
  • Có thể sử dụng thêm băng cuốn bảo vệ đầu gối, khuỷu tay vì trong quá trình chơi bóng chuyền chúng ta thương nhảy cao, bay người rất dễ gây ra trầy xước.
  • Có thể chuẩn bị sẵn nước uống cũng như cao dán trị đau cơ để sử dụng khi cần thiết. Chơi bóng xong rất có thể bạn bị đau cơ, lúc này một miếng cao dán sẽ giúp bạn. Nên nhớ rằng không sử dụng thuốc giảm đau nhiều vì nó gây hại cho sức khỏe nhé.

Tin liên quan:

Luật bóng chuyền mới nhất 2018

Kết luận

Trên đây là những ký thuật bóng chuyền cơ bản cũng như là lưu ý an toàn cho người tham gia bộ môn thể thao này. Bóng chuyền là một trong những loại hình thể thao được nhiều người yêu thích, hỗ trợ tốt cho người chơi nâng cao sức khỏe, rèn luyện sự dẻo dai cho cơ thể và tăng cường sự minh mẫn cho tinh thần. Môn thể thao đồng đội này hỗ trợ rất tốt cho việc gắn kết đồng đội với nhau.

Kỹ thuật bóng chuyền cơ bản nhất từ A đến Z
Rate this post

Reply