Entrepreneur là gì? Có ý nghĩa như thế nào trong kinh tế?

Entrepreneur là gì? nó có ý nghĩa như thế nào trong kinh tế? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin trên để có được câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Entrepreneur là gì?

Entrepreneur là một danh từ trong tiếng Anh, có nghĩa thông dụng được hiểu nói về người phụ trách hãng buôn và người thầu khoán. Theo danh từ chuyên ngành kỹ thuật chung thì Entrepreneur là chủ thầy.

Còn trong kinh tế thì Entrepreneur là dùng để nói về người khởi nghiệp, người quản lý nội bộ, người sáng lập và quản lý, người thầu khoán, nhà doanh nghiệp, nhà kinh doanh.

Để hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của Entrepreneur trong nền kinh tế, hãy cùng chúng tôi phân tích về người quản lý nội bộ và người khởi nghiệp.

a) Entrepreneur chỉ người quản lý nội bộ

Như chúng ta đã biết, đối với một tập thể trong công ty sẽ có rất nhiều phân quyền lãnh đạo và công việc. Trong đó, hoạt động của một doanh nghiệp sẽ bao gồm có hai nhóm chính hoạt động là: đối nội và đối ngoại.

Hoạt động đối nội có những nội dung cơ bản như: cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, phân chia quyền lực của từng người và phòng ban, chính sách mà người lao động được hưởng…

Còn hoạt động đối ngoại, bao gồm những nội dung cơ bản như: các mối quan hệ với khách hàng, các nhà đầu tư đối tác, cơ quan nhà nước…

Người quản lý nội bộ, chính là người thực hiện việc những hoạt động tổ chức, quản lý các hoạt động của nội bộ doanh nghiệp. Quản lý nội bộ, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp.

b) Quản lý nội bộ phân chia cơ cấu tổ chức

Quản lý nội bộ phân chia cơ cấu tổ chức, chính cách thành lập các phòng ban của công ty, mỗi phòng ban có nhiệm vụ công việc riêng chịu sự quản lý của một người. Chức vụ của họ có thể là nhóm trưởng, trưởng phòng,… họ có trách nhiệm quản lý những nhân viên khác trong phòng ban của mình và đưa ra định hướng công việc chung.

Nhiệm vụ của những người đứng đầu phòng ban đó, được quản lý bởi người có chức vụ cao nhất trong công ty có thể là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Họ có quyền thay đổi cơ cấu công ty, đưa ra những quyết định về thành lập phòng ban và điều chỉnh nhân sự.

Quản lý nội bộ ở yếu tố này, nếu như không phải là một người có tầm nhìn, sự hiểu biết rộng sẽ rất khó để xây dựng và quản lý nhân sự một cách khoa học và hiệu quả.

c) Phân chia quyền lực của từng người trong phòng ban

Quản lý nội bộ được phân chia từ cao xuống thấp, người có trách nhiệm quản lý chung là người đứng đầu doanh nghiệp đó và họ có thể là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

Chia nhỏ xuống, công ty sẽ được chia ra thành các phòng ban hoạt động, thì mỗi một phòng ban sẽ có người quản lý riêng và họ là trưởng phòng. Trưởng phòng có trách nhiệm quản lý nhân viên trong phòng ban của mình, báo cáo hoạt động với người có quyền cao nhất của công ty. Trong trường hợp, nếu là một tập đoàn doanh nghiệp thì, sự phân chia quyền lực của từng phòng ban sẽ rộng hơn.

Công việc trong từng phòng ban sẽ được chia nhỏ thành từng nhóm và người đứng đầu nhóm, có trách nhiệm nhận công việc từ trưởng phòng, phân chia cho các thành viên và nhận kết quả báo lại cấp trên.

Ở mỗi một phân quyền công việc, theo từng phòng ban thì mỗi người quản lý sẽ có một trách nhiệm riêng để rồi đúc kết lại là sự phát triển chung nhất cho công ty đó.

Để là một người quản lý nội bộ công ty thành công, họ phải biết cách xây dựng một văn hóa công ty văn minh, lịch sự. Tạo khả năng gắn kết và hạn chế những mâu thuẫn, dù là nhỏ nhặt nhất. Có làm được những điều đó, thì công ty mới phát triển vững mạnh, tạo niềm tin cho nhân viên của mình cống hiện.

2. Entrepreneur chỉ người khởi nghiệp

Entrepreneur còn là cụm từ để nói về người khởi nghiệp, đây là cụm từ dùng miêu tả về một công ty mới bắt đầu bước vào kinh doanh, hay hiểu đơn giản là đây là giai đoạn lập nghiệp của các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Khởi nghiệp có hai đặc điểm chính là tính đột phá và tăng trưởng.

a) Tính đột phá

Để khởi nghiệp thành công, tính đột phá có vai trò quyết định. Trong đó, những sản phẩm được cho là cơ sở của khởi nghiệp phải chưa có mặt trên thị trường, hoặc tính năng của nó tốt hơn với những sản phẩm tương đương đã có mặt trên thị trường hiện tại. Có như vậy, khi người dân biết đến người ta mới ưa thích tìm hiểu và sử dụng.

Bình thường, với những người khởi nghiệp họ không tìm được sự đột phá, sản phẩm đưa ra thị trường không thể hiện sự cạnh tranh tốt với những thứ đã có trước dẫn tới thất bại. Vì không có sự đổi mới với những sản phẩm đã có sẵn, người tiêu dùng sử dụng một lần là đã không muốn dùng lại.

Vậy nên, nếu như bạn đang có ý định khởi nghiệp hãy tìm ra cho mình một hướng đi đúng đắn nhất, có tính khả thi và dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng. Có làm vậy, bạn mới nhìn thấy được thành công trong tương lai.

Ví dụ: Anh Quỳnh trú tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang quyết định khởi nghiệp với việc nuôi gà chân đen đã thành công và được nhiều người biết đến tin tưởng sử dụng. Để làm được điều đó, anh Quỳnh đã phải bỏ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về tính khả thi nếu nuôi gà chân đen tại quê nhà trước khi bắt tay vào làm.

b) Tăng trưởng

Với một công ty hay một người quyết định khởi nghiệp, đích cuối cùng họ hướng tới là sự tăng trưởng cao và tham vọng là phát triển hết mức có thể.

Thế nên, khi đã bắt đầu bắt tay thì những cách làm, sự tiếp cận với thị trường luôn được họ nghiên cứu và đầu tư kỹ lưỡng để có sức ảnh hưởng lớn, được nhìn nhận là người khai phá ra tiềm năng của thị trường.

Thành công của khởi nghiệp là nhìn thấy thực mức tăng trưởng từ tiêu thụ sản phẩm sẽ càng lúc được nâng cao, lợi nhuận thu về đáng kể và khẳng được danh tiếng của sản phẩm cũng như địa vị công ty.

Tin liên quan:

Một số kỹ năng bán hàng cần thiết

Trên đây là những thông tin và phân tích về Entrepreneur, hi vọng với những gì chúng tôi đưa ra bạn đọc đã hiểu Entrepreneur là gì? để có định hướng tốt hơn cho bản thân nếu như bạn đang có ý định khởi nghiệp.

Entrepreneur là gì? Có ý nghĩa như thế nào trong kinh tế?
Rate this post

Reply